LÁT NỀN VẬT LIỆU MỚI - SÀN NHỰA PVC

Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, hiện nay, phân khúc sàn bê tông, sàn gạch… trở nên khiêm tốn hơn so với sàn nhựa PVC. Vật liệu này có gì đặc biệt mà ngày càng được sử dụng rộng rãi đến vậy?.

THÀNH PHẦN CỦA SÀN NHỰA PVC
 Sàn nhưa PVC là chữ viết tắt của cụm từ Poly Vinyl Clorua – một loại nhựa thường được tổng hợp bằng phương pháp nhân tạo và đây cũng là chất liệu chính làm nên sàn nhựa PVC. Về cấu trúc sàn nhựa PVC được phân làm 5 lớp rõ rệt: lớp bề mặt, lớp áo, lớp tạo màu, lớp lót và lớp đế.
- Lớp bề mặt: Được phủ bởi một hợp chất đặc biệt có tác dụng chống bám bẩn, tạo ra độ cứng và sức căng bề mặt, giúp duy trì độ bền cho sàn nhựa PVC.
- Lớp áo: Được làm từ nhựa tổng hợp trong suốt và có trộn oxit nhôm để tăng thêm độ cứng, khả năng chống xước, chống mài mòn, trơn trượt, chống nấm mốc, vi khuẩn bám lên bề mặt sàn nhựa PVC.
- Lớp tạo màu: Có thể là dạng vân gỗ hoặc những kiểu phối màu độc đáo khác nhau, phục vụ nhu cầu đa dạng của người sử dụng.
- Lớp lót: Được làm bằng chất liệu PVC, đảm bảo độ bền cơ học, chống cong vênh nhờ khả năng đàn hồi linh hoạt và tạo độ chắc chắn cho sàn trong suốt quá trình sử dụng.
- Lớp đế: Là phần tiếp xúc trực tiếp với keo dán khi thi công sàn. Phân khúc này cũng được làm bằng chất liệu PVC giúp tạo khuôn cho sàn nhựa PVC và ổn định thanh sàn.

CẤU TẠO SÀN NHỰA HÈM KHÓA, SÀN NHỰA HÈM KHÓA

CẤU TẠO SÀN NHỰA HÈM KHÓA

LẮP ĐẶT SÀN NHỰA PVC
 Kiểm tra trước khi thi công là bước quan trọng bởi nó sẽ giúp người lắp đặt tránh được những vấn đề có thể gây hư hỏng vật liệu và giảm chất lượng công trình. Trước khi lắp đặt, bạn cần:

- Thử bằng một mẫu sàn trước khi lắp đặt để kiểm tra độ ẩm của mặt nền. Đặt mẫu sàn và dán chặt tất cả các cạnh bằng băng keo, trong vòng 3 ngày. Nếu băng dính bị bong lên một cách dễ dàng, điều đó có nghĩa là sàn của bạn có độ ẩm cao, lúc này không thích hợp để lắp đặt. Đặc biệt đối là với mặt nền là sàn bê tông thì càng cần phải lưu ý kỹ. 
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp. Giữ phòng ở nhiệt độ bình thường ít nhất 48 giờ trước khi bắt đầu thi công sàn nhựa PVC để sàn thích nghi với nhiệt độ này. Nếu không làm như thế, sàn của bạn sau khi lắp đặt có thể sẽ bị cong vênh, co ngót hoặc biến dạng do giãn nở nhiệt.
- Sử dụng lớp lót đáy nếu lắp đặt trên nền bê tông. Bạn phải sử dụng lớp xốp lót đáy trên nền phụ bê tông khi lắp đặt sàn dạng hèm khóa. Xốp lót đáy có tác dụng tạo khoảng cách an toàn cho sàn với mặt sàn, giúp tránh các tác động trực tiếp từ sàn như rung, ẩm, bảo vệ sàn và giữ mặt sàn luôn chắc chắn.
- Đối với sàn nhựa hèm khóa, sản phẩm đã được tích hợp lớp lót đáy từ chất liệu IXPE cao cấp. Bạn có thể trực tiếp lắp đặt trên nền phụ mà không cần chuẩn bị thêm lớp lót nào.

SÀN NHỰA HÈM KHÓA MG6153, SÀN NHỰA HÈM KHÓA

SÀN NHỰA HÈM KHÓA MG6153 (Lớp lót đáy từ chất liệu IXPE cao cấp)

- Kiểm tra lớp nền của bạn một cách kỹ càng. Khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường những cục u nhỏ hay vết lõm trên mặt nền phụ, nhưng chúng có thể ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của việc lắp đặt. Mặt nền của bạn sẽ trông lồi lõm không đều, đặc biệt đối với sàn dán keo, còn sàn nhựa hèm khóa lõi cứng thì có thể khắc phục được hạn chế này. 
- Đọc hướng dẫn của nhà sản xuất. Mỗi nhà sản xuất đều có những khuyến nghị riêng của họ về những gì nên sử dụng để trám nền trước khi lắp đặt sàn và cách giữ cho nó sạch sẽ để đảm bảo được kết quả cuối cùng.
- Nếu bạn đang sửa chữa mặt sàn nhà cũ hay cửa hàng, bạn cần lưu ý khoảng hở giữa sàn nhà và cánh cửa. Đối với một số loại cửa có khoảng cách khít với mặt nền, khi dán hoặc lắp thêm một lớp sàn, bạn có thể sẽ không mở được cửa hoặc khoảng cách quá khít khiến cửa cọ sát với sàn làm trầy xước ván sàn.

SÀN NHỰA HÈM KHÓA W4059, SÀN NHỰA HÈM KHÓA

SÀN NHỰA HÈM KHÓA W4059

QUY TRÌNH THI CÔNG SÀN NHỰA PVC - SÀN NHỰA HÈM KHÓA
 So với sàn gỗ tự nhiên hay sàn đá hoa cương… thì quá trình thi công sàn nhựa hèm khóa nhanh chóng hơn rất nhiều. Quá trình này rất đơn giản, nhẹ nhàng và dễ thực hiện đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên bạn vẫn cần đảm bảo các yếu tố kỹ thuật trong quá trình thi công.

Bước đầu tiên: Kiểm Tra Bề Mặt Nền Trước Khi Thi Công
- Bất kể loại sàn nào trước khi lắp đặt, việc kiểm tra bề mặt nền vẫn là cần thiết và phải được thực hiện trước. Mặt nền phải nhẵn, không gồ ghề, sạch sẽ, không có hóa chất, chất thải và đặc biệt phải khô ráo.
- Nếu nền có dấu hiệu gồ ghề, không bằng phẳng thì việc đầu tiên là phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật chuyên nghiệp để làm phẳng bề mặt. Chúng ta có thể sử dụng phương pháp mài mòn hoặc sử dụng một lớp xi măng chuyên dụng để làm phẳng bề mặt.
- Đối với loại sàn nhựa hèm khóa không thấm nước có lõi cứng, đủ dày và tích hợp lớp đáy để che đi những khuyết điểm, nhưng tuyệt nhiên nó phải được thi công trên mặt nền bằng phải bởi lớp lõi SPC khá dễ hư hại nếu lắp trên mặt nền gồ ghề. Chính vì vậy, đối với các tấm trải sàn PVC, bạn cần phải xử lý triệt để tất cả các yếu tố liên quan đến việc làm phẳng bề mặt nền để đảm bảo rằng không xảy ra vấn đề trong quá trình thi công và sử dụng.

Bước tiếp theo: Chuẩn Bị Các Dụng Cụ Cần Thiết
- Chuẩn bị dụng cụ là điều không thể thiếu khi thi công sàn nhựa PVC. Bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau: dao rọc giấy, thước dây, bút chì, thước kẻ, thanh kéo, búa cao su, miếng đệm 5mm. 
Lưu ý: bạn cần đo chiều rộng của căn phòng, chia cho chiều rộng của tấm sàn (chiều rộng phòng/chiều rộng tấm sàn), điều này sẽ cho bạn biết bạn nên dự trù bao nhiêu tấm sàn. 

Bước 3: Tiến Hành Thi Công Sàn Nhựa PVC
- Khi lắp đặt sàn nhựa PVC, bạn nên xem trước sách hướng dẫn đi kèm sản phẩm để nắm được trình tự các bước thực hiện.
- Đầu tiên, định vị tấm ván đầu tiên cách mép sàn 3-5mm.
- Tiếp tục lần lượt ghép tấm tiếp theo khít vào tấm đầu tiên theo hèm khóa cạnh ngắn của tấm ván. Ghép liên tục cho đến hết hàng đầu tiên. Sử dụng búa cao su gõ nhẹ trên các điểm tiếp nối để tăng độ khít giữa các tấm sàn. Nên đặt tấm sàn dương một góc 45 độ khi ghép với tấm sàn âm để quá trình lắp khóa dễ dàng hơn.
- Ở hàng tiếp theo, đặt tấm sàn nghiêng 1 góc 10-15 độ, đẩy hèm khóa cạnh dài vào khớp với hèm khóa của hàng tấm đầu tiên, sau đó thả xuống. Sử dụng búa cao su để đảm bảo hèm khóa được khít với nhau.
- Tiếp thực hiện các thao tác trên cho đến khi hoàn thành không gian phòng.
- Theo quy tắc, bạn chỉ cần lắp từng tấm một và đảm bảo phần lồi của tấm sàn này khớp với phần lõm của tấm sàn kia.

Bước 4: Đóng nẹp, phào
- Sau khi sàn được lắp đặt trên bề mặt sàn, việc cần làm tiếp theo là đóng phào chân tường và đặt nẹp ở các vị trí kết thúc, đặc biệt là các ngóc ngách và vệ sinh sạch sẽ. Việc thi công sàn nhựa hèm khóa - sàn nhựa PVC dễ dàng hơn nhiều so với sàn nhựa cuộn dán keo. Sàn hèm khóa giảm thời gian thi công hay chờ đợi, sau khi lắp đặt có thể đi lại ngay, sàn dán keo phải đợi ít nhất 24-48h, tiết kiệm chi phí và nhân công lắp đặt.

Bước cuối cùng: Kiểm tra sau khi thi công sàn nhựa PVC
- Sau khi hoàn thiện, bạn cần kiểm tra toàn bộ sàn và tường, đặc biệt là những chỗ bị cong, vênh, lõm. Đây là điều rất quan trọng để đảm bảo các yếu tố kỹ thuật trước khi tiến hành vệ sinh và sử dụng nhưng lại thường bị nhiều người bỏ qua.

SÀN NHỰA HÈM KHÓA MG225, SÀN NHỰA HÈM KHÓA

SÀN NHỰA HÈM KHÓA MG225

 Trên đây là các bước thi công lát nền vật liệu mới - sàn nhựa PVC nhanh chóng và đúng quy chuẩn. Tuy việc thi công khá đơn giản nhưng đòi hỏi người thi công phải tuân thủ các thông số kỹ thuật và các quy tắc để đảm bảo chất lượng công trình và tuổi thọ của sàn.


© 2021 sannhuacuon.com. All rights reserved